Contents
Thực Trạng Rác Thải Điện Tử Đáng Báo Động Hiện Nay
Không có mùi và không gây ra hậu quả trước mắt như những loại rác thải thông thường, nhưng đã đến lúc chúng ta nhìn nhận thực trạng rác thải điện tử hiện nay một cách thẳng thắn và nghiêm túc. Nếu không chỉ trong vài năm tới, chúng ta phải nhắc về rác thải điện tử bằng hai từ “vấn nạn” với những hậu quả không thể vãn hồi cho thế hệ tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng New Star Paper tìm hiểu tác hại của loại rác thải này lên sức khỏe và môi trường sống của con người hiện nay!
Thực trạng rác thải điện tử hiện nay tại Việt Nam: Gia tăng mạnh mẽ theo từng năm
Theo thống kê mới nhất của tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam tái chế, lượng rác thải điện tử mà tổ chức này thu về tăng theo từng năm, từ 850kg vào năm 2015, tăng lên 4.800kg vào năm 2016 và 30 tấn vào năm 2020. Năm 2021 do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam tái chế cũng thu về 17 tấn rác điện tử.
Ngoài sự gia tăng về số lượng, thống kê còn ghi nhận sự thay đổi về chủng loại rác điện tử theo từng năm. Cụ thể, 3 loại rác điện tử chiếm tỷ trọng lớn là máy in/máy fax/máy scan có sự chuyển đổi lớn, tăng từ 13% trong 2016 lên đến 48% trong 2017. Trong khi đó, các loại linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng 20% và laptop/máy tính để bàn chiến tỷ trọng khoảng 8%.
Thực trạng rác thải điện tử hiện nay tại Việt Nam đang đáng báo động
Còn theo thống kê của chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), trung bình mỗi người dân Việt Nam thải ra khoảng 1,3 kg chất thải điện tử. Trong đó, những món đồ điện tử như máy tính, tivi, điện thoại, thiết bị âm thanh,… chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ rác thải hiện nay.
Những con số đáng báo động về lượng rác thải điện tử thải ra môi trường hiện nay đang dấy lên mối lo ngại lớn, không chỉ tác động tiêu cực với môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, số lượng rác thải điện ngày càng gia tăng khi số lượng thiết bị điện tử được tung ra thị trường ngày càng nhiều, vòng đời ngắn hơn, khi hỏng hóc ít được sửa chữa mà thay bằng mua mới. Trong khi việc thu gom, tái chế, xử lý rác thải điện tử còn nhiều hạn chế. Tất cả những yếu tố này khiến các vấn đề liên quan đến loại rác thải này ngày càng trở nên phức tạp.
>> Xem thêm: 5 Vật liệu thay thế nhựa cực kỳ tốt có thể bạn chưa biết
Số lượng rác thải điện tử được tái chế là quá ít
Trong báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” do Liên Hiệp Quốc công bố, trên thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử thải ra trên thế giới trong năm 2019. Trong đó, chỉ có 17% rác thải được tái chế, một con số vô cùng khiêm tốn. Trong đó, khu vực châu Á là nơi tạo ra rác thải điện tử nhiều nhất, với khoảng 24,9 triệu tấn nhưng tỉ lệ tái chế chỉ đạt 12%. Khu vực châu u tạo ra 12 triệu tấn rác thải điện tử nhưng có tỉ lệ tái chế cao nhất, với mức 42%.
Tại Việt Nam, rác thải điện tử chủ yếu được tái chế sơ bộ và xuất sang Trung Quốc tại các làng nghề, cơ sở tái chế thủ công. Đến nay chưa có tổ chức nào trong nước có khả năng thu hồi, tái chế nguyên liệu gốc có trong thành phần của rác thải điện tử. Ngoài ra, việc phát thải rác thải điện tử trong các hộ gia đình đang thiếu sự kiểm soát. Các thiết bị như xác điện thoại, pin, thiết bị điện gia dụng,… vẫn được để chung với rác thải sinh hoạt thông thường. Nhận thức của người dân Việt Nam về tác hại của rác thải điện tử chưa cao khiến việc phân loại rác tại nguồn khó được thực hiện triệt để, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường điện tử ngày càng nghiêm trọng.
Rác thải điện tử tại Việt Nam chủ yếu được tái chế sơ bộ tại các cơ sở thu gom phế liệu
Tác hại khôn lường tới sức khỏe con người và môi trường
Trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại quý, kim loại nặng cùng các chất hữu cơ cao phân tử khác. Khi chất độc từ rác thải điện tử thấm vào đất, chúng không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng trong khu vực, mà còn dễ dàng xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm của người dân địa phương.
Ô nhiễm môi trường sinh thái
Quá trình xử lý rác thải điện tử tại Việt Nam còn nhiều thô sơ, chủ yếu theo các phương thức truyền thống như đốt hoặc chôn lấp. Loại rác thải này khi bị đốt cháy một cách bừa bãi sẽ sinh ra khí độc, trong đó có khi dioxin gây ra quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh.
Tivi, màn hình máy tính, camera thường có các ống tia cực âm bên trong. Các ống này chứa nhiều chất nguy hiểm như chì, thủy ngân, bari,… Khi chôn các loại rác thải điện tử vào trong đất, những chất độc nguy hiểm này nhanh chóng thẩm thấu vào nước ngầm và đi tới các ao, hồ. Nhiều loài động vật sống dựa vào các nguồn nước này có thể bị bệnh, gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái.
>> Xem thêm: Cứu trái đắt bằng cách nói không với rác thải nhựa
Nguy hại cho sức khỏe người tiếp xúc trực tiếp với rác thải điện tử
Những loại rác thải điện tử như tủ lạnh, tivi, điện thoại,… nhìn bề ngoài tưởng như vô hại, nhưng lại được cấu tạo bởi các kim loại nặng và những hợp chất hóa học nguy hiểm. Khi không được tái chế đúng cách, các chất độc hại này dễ dàng tích tụ vào đất và dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.
Con người nếu sử dụng nguồn nước này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp như mắc các bệnh ngoài da, tổn thương mắt, làm suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng đến đường hô hấp, suy giảm chức năng tuyến giáp, tổn thương DNA và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính sau này, trong đó có các bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư.
Đáng nói hơn cả, chúng ta khó có thể nhận biết những chất độc có trong đồ điện tử khi bị phát tán ra môi trường. Điều này dễ gây tâm lý chủ quan với các tác hại mà những chất độc này có thể gây ra. Vì vậy nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, loại rác thải này sẽ ảnh hưởng một cách toàn diện đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Chất độc từ rác thải điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái
Lời kết
Để giải quyết thực trạng rác thải điện tử hiện nay, cần có sự chung tay của chính quyền, các doanh nghiệp và cả cộng đồng. Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và quy định để đảm bảo việc xử lý rác thải điện tử được thực hiện đúng cách và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần xem xét lại quy trình sản xuất để giảm thiểu lượng rác thải điện tử được tạo ra, cũng như đưa ra các giải pháp tái chế và tái sử dụng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nâng cao ý thức của mỗi cá nhân về việc xử lý rác thải điện tử. Chúng ta cần thay đổi thói quen tiêu dùng và hành động để giảm thiểu lượng rác thải điện tử được tạo ra. Việc phân loại và đưa chúng vào những nơi xử lý đúng cách sẽ giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe con người.
Với sự chung tay của tất cả chúng ta, chúng ta có thể giải quyết vấn đề rác thải điện tử và tạo ra một môi trường sống bền vững cho tương lai.
Chung tay bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, New Star Paper mang đến các sản phẩm ống hút bã mía, ly giấy, hộp đựng thức ăn nhanh chất lượng, đáp ứng tiêu chí sức khỏe cộng đồng và thân thiện với môi trường sống. Cam kết những sản phẩm của New Star Paper đều khiến cho khách hàng hài lòng và chúng tôi sẽ trở thành lựa chọn đầu tiên của các đối tác khi nhắc đến dòng sản phẩm bao bì thực phẩm, đồ uống thân thiện với môi trường.
Mọi thông tin và báo giá của sản phẩm, vui lòng liên hệ với New Star Paper theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ:
- Văn phòng đại diện: 97 Đường Số 7, Cityland Center Hills, Phường 7, quận Gò Vấp, TPHCM
- Nhà máy 1: Đường số 6, KCN Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai
- Nhà máy 2: Đường số 6, KCN Long Khánh, Long Khánh, Đồng Nai
- Hotline: 0364 667 155
- Email: sales@newstarpaper.vn