Contents
Tái chế nhựa và những điều có thể bạn chưa biết
Hiện nay, chúng ta chưa thể thay thế hoàn toàn nhựa bằng các chất liệu thân thiện hơn, vì thế nhiều người hướng đến việc tái chế nhựa để giảm bớt áp lực cho môi trường. Tuy nhiên tái chế nhựa không phải là một bài toán đơn giản, để bảo vệ môi trường và cứu lấy Trái Đất, chúng ta không chỉ đơn thuần là ‘sử dụng lại’ nhựa mà còn phải làm nhiều hơn thế nữa. Hãy cùng New Star Paper điểm qua những thông tin quan trọng nhưng thường bị bỏ lỡ hoặc hiểu sai về tái chế nhựa trong bài viết dưới đây nhé!
Không phải tất cả nhựa đều có thể tái chế
Không phải tất cả các sản phẩm làm từ nhựa đều có thể tái chế. Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm nhựa chỉ có thể tái sử dụng nhưng thường bị phân loại sai vào thùng rác tái chế, bao gồm:
Túi nilon
Ai cũng biết về tác hại của túi nilon, chúng mất hơn 100 năm để phân huỷ hoàn toàn trong môi trường. Trong quá trình phân hủy, những chiếc túi này tạo ra một lượng lớn vi nhựa. Các hạt vi nhựa có khả năng xâm nhập vào môi trường và cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đa dạng sinh học.
Túi nilon có thể tái chế được không, câu trả lời là Có, Tuy nhiên , việc người tiêu dùng sử dụng túi đựng rác không đúng dẫn đến việc tái chế túi rác mang lại nhiều khó khăn, đa số những khó khăn này đến từ việc người tiêu dùng không phân loại rác thải chính xác và rõ ràng. Họ thường bỏ chung mọi thứ vào trong một túi. Trong đó bao gồm cả rác thải hữu cơ và các loại rác không tái chế được chúng ta lại không thể tái chế túi nilon. Chúng mỏng manh, phân rã nhanh chóng và dễ bị cuốn vào các máy móc tái chế, gây tắc nghẽn, hỏng hóc thiết bị và nguy hiểm cho công nhân. Vì vậy nếu muốn giảm lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường sống, hãy ngừng sử dụng hoặc tái sử dụng túi nilon từ hôm nay.
Không thể tái chế túi nilon
Hộp nhựa đựng thực phẩm
Những hộp đựng này vốn được sản xuất bằng nhựa có chất lượng thấp, trộn lẫn với nhiều loại nhựa khác nhau cho cả phần hộp và bản lề và thường bị dính bẩn từ thực phẩm. Do đó, quá trình tái chế hộp đựng thực phẩm đòi hỏi một lượng năng lượng lớn hơn so với khi tạo ra một sản phẩm mới. Vì tính chất đặc biệt này, việc tái chế những hộp đựng thực phẩm trở nên không hiệu quả và kinh tế.
>> Xem thêm: Hộp giấy đựng thức ăn bảo vệ môi trường
Thìa, nĩa và dao nhựa
Nĩa, thìa và dao nhựa không thể tái chế và thường kết thúc vòng đời ngắn ngủ của mình ở bãi rác chỉ sau một lần sử dụng. Các sản phẩm này thường được làm từ nhựa có chất lượng thấp và khó xác định loại nhựa cụ thể. Đồng thời, chúng có kích thước quá nhỏ và thường bị nhiễm bẩn nên rất khó để tái chế.
Thìa, nĩa và dao nhựa có kích thước nhỏ nên khó tái chế
Nhựa bẩn không thể tái chế được
Khả năng tái chế một vật phụ thuộc vào nơi tái chế, nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm.
Do các cơ sở tái chế không có đủ hệ thống và công nghệ làm sạch vật liệu tái chế trước khi đưa vào tái chế, do đó các sản phẩm tái chế cần được phân loại & làm sạch trước khi thu gom. Các vật dụng bị bám bẩn, còn dính thức ăn hoặc tốn nhiều thời gian để làm sạch và phân loại thường sẽ bị loại bỏ trước khi được chuyển đến cơ sở tái chế. Thay vào đó, chúng sẽ được đưa đến bãi rác hoặc các lò đốt.
Làm sạch nhựa trước khi tái chế
Sau mỗi lần tái chế, chất lượng nhựa sẽ giảm xuống
Không giống như thủy tinh và nhôm, nhựa mất đi nhiều đặc tính vật lý sau mỗi lần tiếp xúc với nhiệt. Sau mỗi lần tái chế, chuỗi polyme trong nhựa sẽ ngắn đi và làm giảm chất lượng của chúng. Chính vì vậy, sản phẩm tái chế thường được sử dụng cho các mặt hàng có giá trị thấp hơn so với sản phẩm ban đầu. Ví dụ, phần lớn chai nhựa sau khi tái chế thường được sử dụng làm bao bì. Trong khi đó, chỉ có khoảng 30% trong số chúng được sử dụng để tạo chai mới và khoảng 12% được sử dụng cho hộp đựng thực phẩm.
Các chuyên gia ước tính, chúng ta chỉ có thể tái chế nhựa từ 1-2 lần trước khi chất lượng của chúng giảm đến mức không thể sử dụng được nữa. Khi đó, nhựa lại được đưa đến các bãi rác để tiến hành chôn lấp hoặc tiêu hủy.
Các loại nhựa khác nhau sẽ được tái chế bằng cách khác nhau
Dựa vào mã nhận dạng (RIC), nhựa được phân thành 7 loại dựa trên nhiệt độ nóng chảy. Tuy nhiên, các con số này không đồng nghĩa với khả năng tái chế mà chỉ cho biết loại nhựa của sản phẩm.
Nhiều người cho rằng chỉ cần có biểu tượng tam giác tái chế được in trên sản phẩm thì nó có thể tái chế. Tuy nhiên đây là một hiểu lầm tai hại vì biểu tượng này thuộc phạm vi công cộng, bất cứ ai cũng có thể in nó lên sản phẩm của mình. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp giám sát nào trong việc sử dụng biểu tượng tái chế, do đó chúng thường bị lạm dụng in trên bao bì sản phẩm và gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Thực tế, chỉ có nhựa cứng thuộc mã số 1 và số 2 như chai đựng nước ngọt, sữa tắm, dầu gội, nước giặt là có khả năng tái chế. Các mã số từ 3 đến 7 bao gồm rất nhiều loại nhựa mềm được đề cập ở trên sẽ khó tái chế hơn.
Chỉ có nhựa loại 1 và 2 là có thể tái chế
Có thể thấy không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế, do đó chúng ta cần hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa và tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường. New Star Paper tự hào đồng hành cùng quý doanh nghiệp và người tiêu dùng trên hành trình giảm thiểu rác thải nhựa, hướng tới các sản phẩm có giá trị bền vững để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống xung quanh. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và in ấn các sản phẩm từ giấy, sở hữu hai nhà máy sản xuất lớn tại Đồng Nai, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm bao bì với chất lượng vượt trội, thân thiện với môi trường cùng giá thành cạnh tranh nhất.
Mọi nhu cầu báo giá và đặt mua ly giấy, ống hút giấy, hộp giấy đựng thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với New Star Paper theo Hotline: 0364 667 155 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ chi tiết.
>> Có thể bạn muốn xem: Giá ly và cốc giấy dùng một lần