Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng đồ nhựa 1 lần

Hiện nay có hơn 50 sản phẩm nhựa được thiết kế và sản xuất với mục đích dùng một lần rồi bỏ đi. Trong tổng số lượng sản phẩm làm từ nhựa thải ra môi trường, chỉ có một phần nhỏ được thu hồi và tái chế, phần còn lại được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc thiêu đốt. Đây cũng là nguyên nhân khiến rác thải nhựa trở thành vấn đề cấp bách cần được các quốc gia chung tay và giải quyết. Bởi rác thải nhựa không chỉ là vấn đề riêng của bất cứ quốc gia nào, mà nó đã mang tính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất và cuộc sống của con người trong tương lai. 

Lệnh cấm sử dụng đồ nhựa một lần đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Lệnh cấm này chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thường thấy trong môi trường như ống hút nhựa, túi nilon, muỗng nhựa, hộp nhựa,…. 

Nguy hại mang đến từ các sản phẩm nhựa dùng một lần 

  • Về mặt kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại đáng kể cho ngành du lịch, ngành đánh bắt thủy sản, ngành vận tải biển và đặc biệt là gây tổn thất lớn cho hệ sinh thái biển toàn cầu. Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc UNEP 2019 ước tính, nền kinh tế thế giới thiệt hại đến 13 tỷ đô mỗi năm vì vấn nạn từ rác thải nhựa. 
  • Về môi trường: Rác thải nhựa cần hàng trăm năm để hoàn toàn phân hủy. Trong quá trình phân hủy, chúng phân rã thành những hạt nhựa siêu nhỏ, thấm vào đất, nước và đại dương. Theo dòng hải lưu, những hạt nhựa vụn di chuyển khắp đại dương, trở thành thức ăn của các loài động vật biển. Theo ước tính, có đến 1 triệu chim biển và hơn 100.000 động vật biển có vú bị chết do ngạt thở, tắc hệ tiêu vì nuốt phải các hạt vi nhựa. 
  • Về sức khỏe: Hạt vi nhựa siêu nhỏ từ rác thải nhựa có thể xâm nhập, phá hủy tế bào trong cơ thể sinh vật. Sau đó chậm rãi xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta.

Rác thải nhựa dùng 1 lần tạo “gánh nặng” cho môi trường sống

Rác thải nhựa dùng 1 lần tạo “gánh nặng” cho môi trường sống

Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng đồ nhựa 1 lần

Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã “tuyên chiến” với rác thải nhựa bằng nhiều hành động cụ thể.

Tại các quốc gia EU

Vào ngày 28/5/2018, Liên minh Châu Âu (EU) đã đề xuất mục tiêu thu gom ít nhất 90% các chai nhựa vào năm 2025 cho các nước thành viên, đồng thời đề xuất lệnh cấm sử dụng các sản phẩm nhựa một lần như ống hút, đĩa, thìa,…và khuyến khích dùng các giải pháp thay thế ít ô nhiễm hơn.

Trong đó, Đức là một trong những quốc gia thuộc khối EU có hành động quyết liệt trong việc cấm sử dụng sản phẩm nhựa.

Ở Anh 

Lệnh cấm cung cấp các sản phẩm làm từ nhựa như ống hút, tăm bông, máy khuấy có hiệu lực tại Anh từ ngày 1/10/2020. Đây là một động thái mới nhất của Chính phủ Anh trong việc giảm tác động của ô nhiễm nhựa đối với môi trường. 

Đồng thời bắt đầu từ tháng 4/2022, chính phủ Anh sẽ áp dụng mức thuế mới đối với các sản phẩm bao bì nhựa không đạt ngưỡng tối thiểu 30% hàm lượng tái chế.

Anh sử dụng các giải pháp thay thế bao bì nhựa

Anh sử dụng các giải pháp thay thế bao bì nhựa

Ở Canada 

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo rằng quốc gia này sẽ thực hiện lệnh cấm đối với đồ nhựa sử dụng một lần từ ngày 10/06/2019. Trong thời gian đó, Canada ban hành các cơ chế, lệnh cấm, áp thuế và triển khai các biện pháp hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa một lần.

Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh, chính phủ Canada sẽ nỗ lực hết mình để đưa ra những chiến lược “nói không với rác thải nhựa”, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về giảm thiểu rác thải nhựa trên thế giới. 

New Zealand

Kể từ ngày 1/10/2022, các sản phẩm như tăm bông nhựa sử dụng một lần, dụng cụ khuấy đồ uống cùng hầu hết các khay đựng thịt bằng nhựa, bao bì bán lẻ thực phẩm và bao bì chứa chất phụ gia dẫn đến phân mảnh thành vi nhựa đều thuộc danh sách các sản phẩm nhựa sử dụng một lần bị cấm bán hoặc sản xuất tại New Zealand. 

Ở Ấn Độ

Năm 2019, Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm sử dụng sản phẩm nhựa một lần nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bởi rác thải nhựa tại nước này. . Lệnh cấm này áp dụng cho hầu hết các sản phẩm làm từ nhựa như túi đựng hàng tạp hóa, bao bì thực phẩm, chai lọ và ống hút.

Các nhà hoạt động vì môi trường cũng đề xuất rằng New Delhi cần giải quyết các vấn đề quan trọng khác như chính sách điều chỉnh sử dụng các vật liệu thay thế nhựa, thúc đẩy tái chế và cải thiện quản lý phân loại rác.

Ở Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các doanh nghiệp giảm sử dụng 12 loại sản phẩm nhựa một lần kể từ tháng 04/2022. Động thái này dựa theo một đạo luật vừa được nước này thông qua vào tháng 06/2021, nhằm mục đích giảm thiểu lượng rác thải nhựa tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản có thể lựa chọn biện pháp thức hiện, chấp nhận đóng phí khi sử dụng các loại sản phẩm nhựa dùng một lần hoặc chuyển sang các sản phẩm tái chế.

Nhật Bản nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường

Nhật Bản nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường

Ở Thái Lan 

Đầu năm 2020, Thái Lan đã ban hành một lệnh cấm đối với các loại túi nilon một lần sử dụng tại các cửa hàng lớn. Tổng cộng có 75 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng khác với hơn 24.500 chi nhánh trên cả nước đã đồng ý dừng cung cấp túi nhựa miễn phí cho khách hàng. Người tiêu dùng tại Thái Lan sẽ phải trả từ 5 – 10 baht cho mỗi túi nilon nếu có nhu cầu sử dụng. Chiến dịch này thể hiện sự quyết tâm và mạnh mẽ của Thái Lan trong cuộc chiến chống lại ô nhiễm rác thải nhựa.

Ở Việt Nam

Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra vào ngày 21/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống lại vấn nạn rác thải nhựa và đang triển khai các biện pháp mạnh mẽ để tiến đến mục tiêu toàn dân nói không với đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025. Thay vì sử dụng nhựa, Việt Nam sẽ tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên, có khả năng phân hủy tốt và dễ dàng tái chế như giấy.

Siêu thị Tops Market triển khai chương trình “Ngày không túi nilon”

Siêu thị Tops Market triển khai chương trình “Ngày không túi nilon”

Có thể thấy, loại bỏ sản phẩm từ nhựa một lần, lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường đang là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. New Star Paper tự hào đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một trường xanh sạch đẹp cho thế hệ tương lai. 

Tất cả các sản phẩm bao bì giấy của New Star Paper như ly giấy, ống hút giấy, hộp giấy đựng thực phẩm đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000 – FSC cùng các chứng nhận về xuất khẩu, đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Để nhận tư vấn và báo giá sản phẩm, vui lòng liên hệ với New Star Paper theo Hotline: 0364 667 155.

Xem thêm: Tầm quan trọng của việc sử dụng túi giấy bảo vệ môi trường

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay